Sunday, August 16, 2020

【Tokyo Subway Du Hý】Kỳ 1: Tokyo Metro GINZA line - 東京地下鉄廻り ①銀座線


Hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo, bao gồm 2 cái tên tiêu biểu Tokyo Metro và Toei Subway

Trong tiếng Anh Metro và Subway có nghĩa như nhau, nhưng đối với người dân Tokyo thì メトロ(Metro) mang ý nghĩa hạn hẹp hơn và được dùng như tên riêng của tuyến Tokyo Metro, còn 地下鉄 (Subway) là hệ thống tàu điện ngầm nói chung, không chỉ ở Tokyo mà còn ở các tỉnh khác.
         

⇒ ở một diễn biến khác thì từ đầu tháng 4 năm 2018, Osaka Municipal Subway đã bị đổi tên thành Osaka Metro và trên phần giới thiệu trang chủ còn khẳng định chắc nịch: 
「大阪メトロ」「大阪地下鉄」ではなく「Osaka Metro」と覚えてください!
(Osaka Metro, it's not Osaka Subway, please remember「Osaka Metro」)

Hệ thống tàu điện ngầm dưới lòng thủ đô Nhật Bản bao gồm tổng cộng 13 line, mỗi line đều có logo và những màu sắc chủ đạo riêng, được chia ra điều hành bởi 2 công ty đường sắt riêng biệt là Tokyo Metro và Toei - Cục Giao thông đô thị Tokyo
13 line này, mình sẽ giới thiệu lần lượt qua mỗi kỳ đăng bài.
・GINZA Line, chính là đường tàu điện ngầm lâu đời nhất ở Tokyo với đoạn đường từ Asakusa đến Ueno được khai thông vào năm 1927.
・Ngày nay, Ginza line nối liền giữa Asakusa và Shibuya, bao gồm 19 nhà ga, độ dài tuyến 19.2 km với 0.2km trên mặt đất.
・Thời gian di chuyển giữa hai ga trung bình là 2 phút, tần suất chạy trong giờ cao điểm cũng là 2 phút một chuyến. Tàu dừng ở mọi ga, không phân cấp tàu nhanh - tàu chậm.
Vì thế 2 phút cũng là khoảng thời gian chúng ta chỉ phải chờ để lên chuyến tàu tiếp theo chẳng may lỡ chuyến.
・Nối liền những địa điểm trọng yếu của Tokyo như Shibuya, Shinbashi, Ginza, Nihonbashi, Ueno, Asakusa. 

Ginza line còn là một trong 3 "tuyến không nối dài", không liên kết với các công ty đường sắt tư nhân khi ra khu vực ngoại thành, không thể nâng cấp về tốc độ và cũng không thể tăng số đường rail thêm nữa. (hai tuyến còn lại là Marunouchi line và Toei Oedo line) 
Như đã đề cập, Ginza line là tuyến đường được khai nghiệp sớm nhất ở Tokyo, với đường hầm kích thước tương đối nhỏ do chi phí cũng như kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ,
bề rộng đường ray 1,435m; platform nhà ga chỉ phù hợp cho toa tàu chiều dài 16m trong tổng thể đoàn tàu 6 toa.
Trần của đường hầm rất thấp nên hệ thống điều hòa không thể để trên nóc mà phải chiếm một không gian bên trong toa, cũng như hệ thống điện 600V phải đặt dọc kẹp theo đường ray tàu chạy.

Mặt cắt đường hầm của Ginza Line

Mặt cắt đường hầm của một line ngầm thông thường

Về cấu tạo của hệ thống điện, nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm có thể vào link của wiki: 第三軌条方式
Hiện nay thì hầu như mọi line tàu khác đều đang vận hành trên điện áp 1500V được cung cấp thông qua pantograph (パンタグラフ) , kết nối hệ thống đường dây điện chạy phía trên nóc tàu, nên kích thước tiêu chuẩn của tunnel cũng lớn hơn rất nhiều.

Vì Ginza line chạy qua khu vực có mật độ sử dụng luôn luôn ở mức cao, cộng với hệ thống ngầm chằng chịt xung quanh, khiến việc nâng cấp từ kích thước tunnel, đời máy lẫn đường ray tàu gặp khó khăn, cũng không quá lạ khi tàu chỉ có tốc độ tối đa 65 km/h (!)

Vào thời điểm tồi tệ nhất khoảng những năm 60, 70, 80 của thế kỷ trước, mỗi đoàn tàu phải gánh gần 250% lượng hành khách tiêu chuẩn có thể chuyên chở trong giờ cao điểm (ngày nay là 160%). Có những bài xã luận kể về thời điểm này với loại hình chính hiệu Nhật Bản: nhân viên nhà ga phụ đẩy, nhồi nhét hành khách vào tàu, những sự cố như vỡ kính, chấn thương (từ nhẹ đến nặng là dập lá lách) xảy ra như cơm bữa.
Ngày nay khu vực đông người lên xuống nhất trung bình trong một ngày là 392,196 lượt (số liệu 2007 Toranomon - Shinbashi) 

Nội thất nhà ga hiện đang được cải tạo theo hơi hướng truyền thống kết hợp hiện đại đậm dấu ấn từng khu vực đoàn tàu đi qua: 
Trend: Shibuya - Aoyama itchoume
Business: Akasaka mitsuke - Shinbashi
Ginza
Phố thương nghiệp: Kyobashi - Mitsukoshi mae
Shita machi: Kanda - Asakusa
(Shitamachi là cụm từ chỉ khu phố lao động, buôn bán từ thời Edo, cách biệt với tầng lớp quý tộc, vua chúa ở Yamanote không chỉ qua cao độ địa lý của vùng đất, mà còn là giai cấp trong xã hội.)




Sơ đồ ga của ga Ginza:

 Thông tin chi tiết có thể tìm thấy ở trang chủ của Tokyo Metro

Với những đặc thù có một không hai, Ginza line hầu như trở nên lỗi thời giữa những cải tiến liên tục của kỹ thuật tàu điện và "tuyến không thể nối dài" cũng như vận tốc 65 km/h rùa bò trở thành một thực tế buộc phải chấp nhận của những hành khách hằng ngày sử dụng line tàu này. Tuy nhiên có hề chi, giữa một Tokyo vội vã, thay đổi qua từng ngày, vẫn còn đây một chuyến tàu hoài cổ, mang theo nó những giá trị lịch sử của riêng mình.

Xin chân thành cám ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở kỳ tới với Marunouchi line (@^^)/~~~

No comments:

Post a Comment